Đi học xa nhà, nhiều sinh viên chọn ở ký túc xá. Không gian ký túc xá tuy chật hẹp nhưng đó cũng là khoảng trời riêng gắn bó với mỗi cá nhân suốt mấy năm đại học. Năm này qua năm nọ, sinh viên sẽ cần mua sắm rất nhiều đồ đạc để phục vụ nhu cầu sống của mình ở ngôi nhà thứ 2 này, cứ như thế thì số lượng đồ đạc tích trữ qua thời gian sẽ tăng lên. Đặc biệt là các nữ sinh, việc sắm sửa đồ đạc càng được quan tâm hơn cả.
Mới đây, bức ảnh chụp 2 nữ sinh Trung Quốc đứng bên ngoài cổng trường với biểu cảm buồn bã bất ngờ nhận được sự quan tâm của dân tình. Theo tìm hiểu, lý do khiến 2 cô nàng buồn thiu và liên tục than vãn "giá như" có liên quan trực tiếp đến câu chuyện mua sắm đồ để trong ký túc xá mà chúng ta nhắc đến ở trên.
Được biết, 2 nữ sinh này vốn ở trong ký túc xá suốt 4 năm đại học vừa qua. Khi kết thúc thời gian học tập tại trường thì như một lẽ đương nhiên, họ phải dọn ra ngoài để các em khóa dưới vào ở. Ngoài cảm giác hối tiếc khi phải xa trường xa lớp, 2 cô bạn này còn phải đối diện với một nỗi lo lắng lớn hơn, đó chính là chuyển đống đồ cao như núi của mình từ ký túc xá đến nơi ở khác.
Thoạt nhìn đây chỉ là 2 nữ sinh với vẻ mặt buồn thiu "khó nói".
Tuy nhiên theo ống kính rời ra xa...
Người ta mới nhìn rõ "gia tài" mà họ đã tích góp trong vài năm tại đại học.
Có thể chính 2 cô gái cũng bị bất ngờ trước "sức mua" đồ của mình. Với đống đồ này, có lẽ họ phải cần đến nguyên một chuyến xe tải mới có thể dọn dẹp xong xuôi.
Thật ra, đây không phải trường hợp cá biệt. Mặc dù ký túc xá chỉ là không gian sống tạm thời ở đại học nhưng nhiều sinh viên vẫn coi nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình và đã là "nhà" thì đương nhiên chẳng thể tránh khỏi việc sắm sửa, trang hoàng bằng đủ loại đồ dùng sinh hoạt, trang trí. Nhiều lúc các bạn chỉ cần không để ý một chút thôi là cũng thành "vung tay quá trán", mua nhiều đồ hơn mức cần thiết. Tóm lại là sắm một chút thì vui chứ sắm nhiều chút thì rất có thể sẽ rơi vào cảnh khóc mếu như 2 nữ sinh trong câu chuyện kể trên đó!
Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên sống trong ký túc xá
Đối với sinh viên sống trong ký túc xá, việc chi tiêu hợp lý là một kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện. Đầu tiên, hãy lập một kế hoạch ngân sách chi tiết, phân chia theo từng mục tiêu cụ thể như tiền ăn, sách vở, hoạt động giải trí và dự trữ cho các khoản khẩn cấp.
Trong việc tiêu dùng hàng ngày, sinh viên nên ưu tiên mua sắm ở những nơi có giá cả phải chăng, sử dụng thẻ sinh viên để hưởng ưu đãi và giảm giá khi mua sắm nếu có chương trình khuyến mãi. Nấu ăn tại KTX thay vì ăn ngoài quán có thể giúp tiết kiệm một khoản kha khá.
Sách vở và dụng cụ học tập có thể mua cũ hoặc trao đổi với bạn bè để giảm chi phí. Tận dụng thư viện và nguồn tài nguyên trực tuyến miễn phí cũng là một cách thông minh để tiết kiệm tiền.
Đối với các hoạt động giải trí, sinh viên nên tìm kiếm các sự kiện miễn phí trong trường hoặc tham gia các câu lạc bộ có chi phí thấp để vừa giải trí vừa phát triển bản thân.
Cuối cùng, việc theo dõi chi tiêu hàng ngày và đánh giá lại kế hoạch tài chính định kỳ sẽ giúp sinh viên kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu của mình. Điều này không chỉ giúp sinh viên tránh được tình trạng thiếu hụt tài chính mà còn giúp hình thành thói quen quản lý tiền bạc hiệu quả.
YoloCả ngành học chỉ có 1 sinh viên, nữ sinh cô đơn suốt 4 năm, lẻ loi trong lễ tốt nghiệp: Việc làm sau khi ra trường gây bất ngờTheo Người Đưa Tin