Trùng tu tổng thể thành lũy đầu tiên chống Pháp

12/05/2022 14:47
Đà NẵngThành phố phục dựng kỳ đài, cổng thành phía Đông, nhà để súng, dựng miếu thờ nghĩa sĩ... tại di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải.

Đà NẵngThành phố phục dựng kỳ đài, cổng thành phía Đông, nhà để súng, dựng miếu thờ nghĩa sĩ... tại di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải.

Chính quyền Đà Nẵng đã mời Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) tư vấn các giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, từ đó phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng giai đoạn 2 dự án (thực hiện từ 2022 đến 2024).

Bảo tàng Đà Nẵng với ba tầng nổi ở phía Tây sẽ được đập bỏ sau hơn 11 năm tồn tại ngay vùng lõi của thành Điện Hải, nhường chỗ cho không gian xây dựng miếu thờ diện tích 58 m2, theo kiến trúc gỗ truyền thống khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Đây sẽ là nơi tri ân, tưởng niệm hàng nghìn nghĩa sĩ đã ngã xuống trong các trận chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha (giai đoạn 1858-1960).

Tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương hiện đặt ở cổng phía Đông đi vào di tích sẽ được di dời về trước miếu thờ. Tháng 9/1858, khi được vua Tự Đức điều từ Nam Kỳ ra làm Tổng thống quân thứ Quảng Nam, Nguyễn Tri Phương đã cùng các nghĩa sĩ bố trí lại lực lượng phòng thủ và tác chiến lập chiến công những trận đầu thắng Pháp.

Hiu1ec7n tru1ea1ng di tu00edch thu00e0nh u0110iu1ec7n Hu1ea3i vu00e0 sau khi u0111u01b0u1ee3c tu00f4n tu1ea1o, phu1ee5c hu1ed3i. u1ea2nh: u0110u00f4ng Tru00ecnh - 3D Viu1ec7n Bu1ea3o tu1ed3n di tu00edch

"'>

Trùng tu tổng thể thành lũy đầu tiên chống Pháp

Chính quyền sẽ phục dựng kỳ đài ở phía Nam, với phần đài ngang hơn 15 m, cao hơn 2,8 m và có hai cầu thang đi lên. Thân kỳ đài được xây gạch vồ để trần không trát, cầu thang và lan can xung quanh xây gạch chỉ trát vữa xi măng, quét vôi màu ghi xám. Phần cột cờ gồm hai đoạn (đoạn một cao hơn 15 m, đoạn hai cao hơn 8 m), thép làm cột cờ được sơn màu giả gỗ. Phần bên dưới của kỳ đài được hạ thấp tận dụng làm không gian nghỉ ngơi, bán đồ lưu niệm, giải khát.

Thành phố cũng cho phục dựng nhà để súng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX), với kết cấu khung cột gỗ đơn giản không chạm khắc, mái lợp ngói âm dương, diện tích 68 m2 để trưng bày 12 khẩu thần công; phục dựng cổng thành phía Đông trên cơ sở tư liệu cũ và tham khảo kiến trúc cổng Nam hiện hữu.

Nhà trưng bày của di tích quốc gia đặc biệt này được ngầm hóa toàn bộ dưới lòng đất, không cản trở tầm nhìn bao quát chung tổng thể di tích, trong đó sẽ có một phòng trưng bày chính, một phòng trải nghiệm thực tế ảo 3D. Hai khu vệ sinh nam, nữ cũng được xây dựng tại đây, phục vụ nhu cầu tối thiểu. Công trình thiết kế ba lối lên xuống (một lối chính phục vụ tham quan và hai lối thoát hiểm).

Trùng tu tổng thể thành lũy đầu tiên chống Pháp

Thiết kế 3D khu vực phục hồi kỳ đài và nhà để súng thần công. Ảnh: Viện Bảo tồn di tích

Quá trình trùng tu, phục dựng phải thích ứng với phát triển du lịch. Do đó, thành phố sẽ xây nhà nghỉ chân cho du khách với diện tích hơn 57 m2 ở hướng Bắc chếch Đông của thành; nhà bảo vệ diện tích khoảng 5 m2 được xây ở cổng Đông thành.

Ban Quản lý dự án cũng thám sát khảo cổ học khoảng 50% diện tích trong thành nội, làm cơ sở khoa học để phục dựng, tái tạo. Các hạng mục tôn tạo, phục dựng như kỳ đài, cổng... khi có kết quả khảo cổ học sẽ điều chỉnh phù hợp. Các hạng mục xây mới như nhà để súng, miếu thờ, nhà trưng bày, nhà nghỉ chân... nếu ảnh hưởng đến các dấu vết khảo cổ học sẽ được điều chỉnh, bố trí lại. Cầu cổng phía Tây cũng được xây dựng và phía dưới được trưng bày các dấu tích khảo cổ học.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 của dự án hơn 84 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Theo lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích thành Điện Hải nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội; bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại.

Trùng tu tổng thể thành lũy đầu tiên chống Pháp

Trực thăng quân sự không gắn với lịch sử thành Điện Hải sẽ được di dời đi nơi khác. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, nói thành phố đã cẩn trọng từng bước, tổ chức hội thảo cấp quốc gia và lấy ý kiến 25 thành viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia về việc phục dựng các hạng mục nhằm đảm bảo yếu tố gốc. Vị trí, chiều cao của kỳ đài hay các hạng mục khác đều theo đúng bản vẽ thiết kế kiến trúc từ thời nhà Nguyễn.

"Sau khi hoàn thành tu bổ, phục hồi, di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải sẽ là địa chỉ đỏ với công trình kiến trúc thành phòng thủ thời Nguyễn và được xem là bảo tàng lịch sử những năm 1958-1960, giai đoạn kết nối chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cách mạng", ông Thiện nói.

Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết, khu vực thành Điện Hải về hướng sông Hàn đã được quy hoạch làm quảng trường trung tâm thành phố. Do đó, dự án tu bổ và tôn tạo di tích này tạo nên không gian lịch sử, không gian trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng mới (tòa nhà Pháp cổ ở 42 Bạch Đằng) để phục vụ người dân và thu hút du khách tham quan.

Thành Điện Hải xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng, theo kiểu vauban, có dạng hình vuông với bốn góc lồi hình cong. Đây là thành lũy đầu tiên của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn, nơi diễn ra cuộc chiến chống cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

Nguyễn ĐôngTrở lại Thời sựTrở lại Thời sựChia sẻ ×

Theo Nguồn vnexpress.net

Trùng tu tổng thể thành lũy đầu tiên chống Pháp - Tin Mới