Cách hiệu quả nhất để biết thận có hoạt động tốt hay không là làm các xét nghiệm, kiểm tra, tuy nhiên một số dấu hiệu trên cơ thể cũng có thể tiết lộ thận của bạn đang có vấn đề.
Thận đóng vai trò như nhà máy lọc, giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể và duy trì sự cân bằng các chất trong máu. Chúng còn tham gia vào một số quá trình nội tiết, ảnh hưởng đến huyết áp, sức khỏe xương và sản xuất hồng cầu.
Bệnh thận là thuật ngữ dùng để chỉ các tình trạng thận bị tổn thương và không thể lọc máu hiệu quả như bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần lưu ý, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề và cần phải đi khám ngay.
Bất thường khi tiểu tiện
Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để tạo ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu.
Theo Bright Side, cần chú ý những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu, như:
-Đi tiểu nhiều lần
Đặc biệt là vào ban đêm. Đi từ 4 - 10 lần một ngày là bình thường, hơn mức này là nhiều.
-Tiểu ra máu
Khi thận không lọc được nữa, các tế bào máu có thể bắt đầu bị đào thải ra nước tiểu.
- Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt cho thấy có protein đào thải qua nước tiểu.
Có bọng mắt mạn tính
Protein thoát vào nước tiểu là dấu hiệu sớm cho thấy các bộ lọc của thận đã bị tổn thương, cho phép protein rò rỉ vào nước tiểu. Bọng quanh mắt có thể là do thận đang rò rỉ một lượng lớn protein vào dòng nước tiểu, gây ra bọng mắt.
Sưng phù tay chân
Nếu chân và tay thường xuyên bị sưng phù, nguyên nhân có thể đến từ thận. Rối loạn chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ natri trong cơ thể, mà lẽ ra lượng natri này phải được đào thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu. Từ đó gây sưng phù ở tay và chân.
Sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề về tĩnh mạch chân mạn tính.
Khó tập trung, liên tục cảm thấy mệt mỏi
Theo một nghiên cứu do Đại học Temple (Mỹ) thực hiện, nếu bị giảm khả năng nhận thức hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, thì đó có thể là dấu hiệu của việc giảm chức năng thận.
Suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ chất độc và tạp chất trong máu, tạo cảm giác mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt và khó giữ được sự tập trung. Thậm chí, suy thận cũng có thể dẫn đến tích tụ độc tố trong não và có thể hủy hoại chức năng não.
Đau lưng
Ảnh minh họa.
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, do bệnh thận đa nang gây ra. Có thể đau ở vùng sâu bên dưới xương sườn hoặc ở phía trước háng hoặc hông. Đau lưng do suy thận kèm theo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, sốt cao và đi tiểu thường xuyên.
Da khô và ngứa
Có đến một nửa số người bị bệnh thận tiến triển và hầu hết tất cả những người bị suy thận đang chạy thận bị ngứa. Chức năng thận càng suy giảm thì ngứa càng nhiều.
Khó thở
Có hai nguyên nhân bệnh thận gây khó thở. Đầu tiên, chất lỏng thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động không bình thường. Thứ hai, thiếu máu làm cơ thể thiếu ô xy và dẫn đến khó thở. Có nhiều lý do gây khó thở từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim.
Khó ngủ
Khi thận không hoạt động bình thường, mức độ độc tố trong cơ thể tăng lên khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Đó là lý do tại sao suy giảm chức năng thận dẫn đến ngủ ít hơn, theo Bright Side.
Tăng huyết áp
Cần kiểm soát huyết áp cao để tránh suy thận. Ảnh minh họa.
Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của bệnh thận. Cần kiểm soát huyết áp thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho thận.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng thận và đưa ra chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Minh Hoa (t/h)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích5
Hấp dẫn
10
Đặc sắc
15
Tuyệt vời