GĐXH - Hiện nay, đã có một số các đơn vị chuyển phát như Vietnam Post, Viettel Post đã áp dụng việc định danh cuộc gọi của bưu tá khi liên hệ với khách hàng qua app giao hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng người dân bị lừa đảo bởi shipper giả mạo.
Shipper giả mạo từ 'trên trời rơi xuống'
Chị P.Q.N (đến từ Phú Quốc) vừa phát hiện mình trở thành nạn nhân mới của các đối tượng lừa đảo theo hình thức giả mạo shipper - nhân viên giao hàng thương mại điện tử.
Theo chị N, thủ đoạn của các đối tượng này là gọi điện thoại cho người tiêu dùng, tự xưng là nhân viên giao hàng thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán tiền.
Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng liền thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper/hoặc đơn hàng đã mua bảo hiểm hàng hóa khi chuyển tiền vào đó, trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên/hoặc trừ tiền bảo hiểm hàng hóa trong tài khoản, mỗi tháng tự động bị trừ 6,8 triệu đồng từ tài khoản, đồng thời gửi cho người dân đường link trang Facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển/trung tâm tư vấn bảo hiểm để người dân liên hệ hủy đăng ký hội viên/hủy đơn hàng.
Khi khách hàng bấm vào đường link giả mạo và nhập các thông tin cá nhân sẽ có nguy cơ bị lừa lấy mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Hiện đã có một số khách hàng bị mất tiền do các đối tượng lập trang fanpage/Zalopage "Bảo hiểm hàng hóa" nhằm thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng bằng thao tác hủy đăng ký hội viên/hoàn tiền ship/hủy đơn hàng thông qua đường link và hướng dẫn nhập mã (khi khách hàng nhập mã sẽ dẫn đến số tiền trong tài khoản bị mất, đây là thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi).
Không chỉ chị P.Q.N, thời gian gần đây, trên không gian mạng Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc người dân tham gia mua sắm online trên không gian mạng Việt Nam bị các nhóm đối tượng lừa đảo bằng chiêu trò giả mạo shipper.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo shipper để chiếm đoạt tài sản của người dân. (Ảnh: TL)
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo shipper để chiếm đoạt tài sản của người dân. Ảnh minh họa: NCSC
Với hình thức lừa đảo giả mạo shipper, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện thoại thông báo nạn nhân có hàng được giao, gửi tin nhắn số tài khoản và đề nghị thanh toán chuyển khoản tiền hàng đã được nhân viên giao nhận ứng trước.
Số liệu từ hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho thấy, trong khoảng 2 tháng gần đây, danh sách website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo đều có tên các trang giả mạo Công ty Chuyển phát Giao Hàng Tiết Kiệm và các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada...
Để phòng ngừa, chuyên gia Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyên người dùng nên chủ động trong việc quản lý các đơn hàng của mình, cụ thể là cần biết rõ mình đặt mua gì và đơn vị nào thực hiện chuyển phát, tốt nhất là theo dõi trên các app của nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát và chỉ trao đổi với shipper qua kênh này.
Trong trường hợp bắt buộc phải liên lạc trực tiếp với shipper, chỉ nên trao đổi thông tin qua điện thoại, tuyệt đối không bấm vào link có địa chỉ không rõ ràng, không có tick xanh hay không được công bố công khai trên website của nhà cung cấp dịch vụ.
Định danh cuộc gọi nhằm giảm thiểu lừa đảo mạo danh shipper
Nhằm giảm thiểu việc lừa đảo qua với hình thức trên, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng biện pháp định danh cuộc gọi tới người dân, khách hàng là 1 trong những biện pháp sẽ góp phần hạn chế tình trạng các đối tượng mạo danh để lừa đảo trên không gian mạng.
Trên thực tế, từ tháng 10/2023, Bộ TT&TT đã tiên phong triển khai việc định danh cuộc gọi từ các cơ quan, đơn vị của Bộ tới người dân. Hiện tại, Bộ TT&TT đang phối hợp để thúc đẩy việc triển khai định danh cuộc gọi từ các số liên hệ chính thức từ các đơn vị của Bộ Công an.
Việc áp dụng định danh cuộc gọi từ bưu tá tới khách hàng cũng như phương thức liên lạc với nhân viên của đơn vị cần được doanh nghiệp chuyển phát tuyên truyền rộng rãi tới người dân.
Song song đó, thời gian qua, để tránh tình trạng bị mạo danh, một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như nhà mạng viễn thông – Internet hay đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát đã gán tên định danh - brandname của doanh nghiệp cho các cuộc gọi tới các khách hàng.
Riêng với lĩnh vực bưu chính, giải pháp định danh cuộc gọi của bưu tá đang được 2 doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel - Viettel Post triển khai áp dụng.
Qua quá trình định danh cuộc gọi của bưu tá trong hơn nửa năm qua, 2 doanh nghiệp bưu chính đều cho biết đây là 1 trong những biện pháp để góp phần bảo vệ khách hàng của mình trước vấn nạn lừa đảo mạo danh, bên cạnh các biện pháp khác như: chủ động rà quét để phát hiện sớm và có cảnh báo kịp thời tới khách hàng về các website, fanpage mạo danh thương hiệu; tuyên truyền để người dùng biết về các kênh thông tin chính thống của đơn vị...
Từ 1/1/2025, hàng triệu người sẽ được tăng trợ cấp hàng tháng
GĐXH - Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng; tăng 35,7% so với quy định hiện hành.
Hàng triệu người dân đón tin vui nhờ các chính sách có hiệu lực vào tháng 10/2024
GĐXH - Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có lợi cho người dân sẽ có hiệu lực như: Quy định về hành nghề công tác xã hội; quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
Nếu không biết điều này, hàng triệu người có con đi học có thể sẽ mất tiền oan
GĐXH - Bài viết dưới đây sẽ đề cập những khoản tiền mà phụ huynh được phép kêu gọi đóng góp nhằm tránh để một số cơ sở giáo dục lạm dụng quỹ phụ huynh để huy động tài trợ trái quy định, gây nhiều bức xúc.