Singapore. Ảnh: CNN
Tờ The Guardian đưa tin, Tel Aviv - thành phố đứng đầu danh sách vào năm ngoái đã tụt xuống thứ ba. Tiếp theo đó lần lượt là các thành phố Hong Kong - Trung Quốc và Los Angeles, Mỹ đồng hạng 4, Zurich và Geneva - Thụy Sĩ, San Francisco - Mỹ, Paris - Pháp và Copenhagen - Đan Mạch.
EIU theo dõi chi phí hàng ngày ở 172 thành phố trên toàn thế giới. Trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô London của Anh đã giảm vị trí đáng kể, xuống thứ 27 trong danh sách.
Yếu tố quan trọng nhất dẫn tới giá cả ở Tây Âu tăng mạnh là do giá khí đốt tăng, vốn bị cho là kết quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra. Tại Tây Âu, giá một lít xăng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo Chi phí sinh hoạt toàn cầu của EIU cho thấy, hai thành phố của Nga là Moscow và St Petersburg đã tăng tới 88 bậc do các lệnh trừng phạt và giá dầu tăng cao đã đẩy chi phí ở hai đô thị lớn này tăng lên.
Thủ đô Kiev của Ukraine không được đưa vào phân tích trong năm nay. Một số thành phố lớn của châu Âu như Stockholm, Lyon và Luxembourg cũng tụt bậc trong danh sách.
Để lập ra danh sách xếp hạng trên, EIU đã so sánh hơn 400 giá bán lẻ với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố. Họ khảo sát một loạt doanh nghiệp, cả cao cấp và bình dân, để biết giá cả đã dao động thế nào trong năm qua.
Báo cáo của EIU cho biết, chi phí sinh hoạt trung bình trong năm 2022 tăng 8,1% trong năm nay, do cuộc xung đột Nga và Ukraine cũng như những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19.
Upasana Dutt, lãnh đạo bộ phận Chi phí sinh hoạt toàn cầu EIU nói: "Cuộc xung đột ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga... đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng, kết hợp với việc tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá hối đoái, dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn thế giới".